Sunday, August 22, 2010

Máy tính không nhận được ổ đĩa ngoài

Máy tính để bàn thỉnh thoảng không thể nhận được đĩa nhỏ (2.5") kết nối qua dây USB. Nguyên nhân là vấn đề điện năng: bởi vậy mà đĩa lớn 3.5" dùng cho máy tính để bàn phải có thêm một nguồn điện phụ. Muốn nối đĩa nhỏ với máy tính để bàn, cần kiểm tra xem dây nối với nguồn điện phụ có được cung cấp kèm theo đĩa không

Máy tính xách tay cũng có khi không nhận được đĩa 2.5" nếu kết nối qua ổ cắm USB (USB hub) và chia sẻ nguồn điện với nhiều thiết bị khác.

Read more...

Saturday, August 21, 2010

Máy tính bất thình lình khởi động lại

Có thể là do một trong các nguyên nhân sau đây:
1. Bộ nhớ (RAM) có lỗi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chủ yếu do dùng hàng dỏm. Muốn biết RAM có vấn đề hay không, dùng chương trình MemTest.

2. Xung đột phần cứng. Trước hết nên cập nhật các trình điều khiển thiết bị (driver) từ chính hãng hoặc từ một trang web có uy tín chuyên về driver như www.touslesdrivers.com.
Nếu sau khi cập nhật trình điều khiển thiết bị mà hiện tượng máy tự khởi động lại vẫn xảy ra thì thử mở máy với số thiết bị ngoại vi ở mức tối thiếu: gỡ bỏ ổ đọc/ghi CD, mô-đem, máy in, đĩa cứng phụ... Nếu máy không tự tắt/bật nữa thì lần lượt gắn từng thiết bị ngoại vi trở lại để dò tìm xem thiết bị nào là thủ phạm gây lỗi.

3. Bộ xử lý quá nóng. Có thể dùng một tiện ích như Everest để kiểm tra nhiệt độ của bộ xử lý. Nếu nhiệt độ này quá cao, có thể cần phải gắn quạt mạnh. Nhưng trước hết nên thử dùng bình xịt hơi tẩy sạch bụi bặm trong thùng máy. Nói chung, hễ nghe máy ồn quá thì có thể biết chắc là trong thùng máy nhiều bụi rồi.

4. Nguồn điện chập chờn. Ở Việt Nam đành bó tay thôi, ai kiện sở "điên nặng" được? Chỉ có cách là tự xuất tiền túi mua một bộ lưu điện, nhưng khoản chi này cũng tốn kém lắm, không phải ai cũng có khả năng.

5. Xung đột phần mềm. Cố nhớ xem trước khi xảy ra hiện tượng máy tự tắt/bật, mình có cài đặt hay cập nhật phần mềm nào không? Nếu có, thử gỡ bỏ phần mềm đó xem sao.

6. Lỗi thiết bị ngoại vi. Có thể đơn giản chỉ là một thiết bị nào đó bị hỏng. Cách thử tương tự như trường hợp 2.

7. Lỗi của BIOS. Trước hết phải kiểm tra bộ nhớ như đã nói ở bước 1 rồi mới tìm cách cập nhật BIOS từ trang Web của chính hãng sản xuất. Nhớ là không làm công việc này trong ngày mưa gió vì chỉ cần xảy ra sự cố với nguồn điện (mất điện) là BIOS đi đoong.

8. Vi-rút phá phách. Hai dòng vi-rút chuyên làm máy tắt/bật ngẫu hứng là Sasser và Blaster. Ngoài ra còn có thể có nhiều con khác nữa.

Read more...

Saturday, August 7, 2010

10 biện pháp tránh torrents phim dỏm

Bọn lừa đảo thường dùng torrents giả mạo để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng, sau đó là ăn cắp tỉền hoặc phá hoại máy tính (bằng ngựa thành Troa chẳng hạn).
1. Hãy kiểm tra ngày tháng phim xuất xưởng (tham khảo Internet Movies Database). Nếu là phim mới thì vào VCDQ để xem phim này có lên torrents thật không. Nếu torrents đó không có ở VCDQ và/hoặc được đưa lên trước ngày phim công chiếu thì hãy cẩn thận.

2. Tránh dùng các phần mềm BitLord, BitThief, Get-Torrent, TorrentQ, Torrent101, Bitroll. Đây là các phần mềm đã lừng danh vì chứa mã độc hại (ngựa thành Troa, phần mềm theo dõi bàn phím...)

3. Tránh các tập tin đuôi WMA hoặc WMV vì các tập tin giải mạo thường có định dạng này. Các tập tin AVI hoặc MKV nói chung an toàn hơn.

4. Tránh các torrents chỉ dẫn quá cặn kẽ, nào là cách giải nén, nào là mật khẩu để mở tập tin... Nếu có tập tin EXE đính kèm thì chắc chắn đó là vi-rút. Nhạc hay phim thì cần gì một tập tin EXE.

5. Kiểm tra xem torrent đã được xác nhận là an toàn chưa. Các trang web như Isohunt và Torrentbox có hẳn một lực lượng tình nguyện viên giàu kinh nghiệm chuyên làm công việc này. Tuy nhiên ngay cả khi torrent đã được xác nhận là an toàn rồi bạn vẫn phải có một phần mềm chống vi-rút thật tốt thường trực bảo vệ mình.

6. Luôn luôn đọc lời bình của người dùng. Torrent nào chưa có ai bình hoặc toàn lời bình bất lợi thì tránh xa là tốt hơn.

7. Cũng nên tránh xa các torrent có hàng ngàn hạt giống mà không có ai bình hoặc rất ít lời bình. Những lời bình lẻ loi đó là do một mình tên xấu xa tự sáng tác ra hết. Còn muốn có nhiều hạt giống thì quá dễ, chỉ cần xài một phần mềm như BTSeedInflator là có thể tạo ra cảm giác như hiện có hơn chục ngàn người đang chia sẻ tập tin đó. Nhưng theo lẽ thường thì một torrent có đến hàng ngàn hạt giống nhất định phải có rất nhiều lời bình và toàn là lời khen.

8. Nghi ngờ các tập tin dạng RAR, TAR và ACE. Với phần mềm hay sách thì các dạng này là phổ biến nhưng phim hay nhạc mà ở các định dạng đó đều là hàng giả, chủ yếu để giấu ngựa thành Troa. Các tập tin video vốn đã ở dạng nén rồi, cần gì phải nén nữa mà xài RAR?


9) Cốp-pết tên máy theo dõi (tracker) vào Goole. Nếu máy theo dõi là xịn, thì Google sẽ tìm ra nhiều torrent tham chiếu đến máy theo dõi đó. Nếu máy theo dõi là của giả, mình cũng dễ dàng nhận ra ngay, thậm chí có thể đã có người chính thức tố cáo vạch mặt torrent giả đó với cộng đồng rồi.

10) Chỉ dùng các phần mềm chơi nhạc xem phim sau: WinAmp, Windows Media Player, VLC Media Player, GMPlayer, KMPlayer. Các phần mềm khác nói chung là không an toàn.

Read more...

Article Tom's Guide FR - Logiciels

Astuces-Internet

Clubic.com - Logithèque Windows

JeTelecharge : Logiciels et jeux gratuits

Logitheque - Telecharger plus de 14.000 shareware et freeware !

PC Astuces : MAJ des logiciels

hit counter

Kỹ Thuật Viên

Phan Vien - Công Nghệ Thông Tin

Soft For You - Download

Tải Phần Mềm

Tech24 - Software

Thông Tin Công Nghệ

MajorGeeks.com

aComment.net

eHow - Computers How To's

FileHippo.com

gHacks technology news » Windows

Gizmo's Best-ever Freeware

Freeware Files.com

PC Authority

PCWorld.com

SnapFiles - 20 latest freeware programs

Softpedia - Windows - All

The Free Country

WareSeeker Windows Software

ZDNet - Recent Free Downloads

HÀNG LẬU - CẨN THẬN

Softexia

  © Blogger template Spain by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP